Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại
Tác giả dùng rất nhiều thời gian nghiên cứu các tài liệu về Thành Cát Tư Hãn và dùng 5 năm để rong ruổi khắp nơi tại Mông Cổ, Seberia và nhiều nơi ông đã chinh phục qua để có thể hiểu ảnh hưởng của ông và đế quốc của ông trong việc tạo nền móng cho các thể chế chính trị, thương mại, quân sự trong xã hội hiện đại của chung ta. Đây là 1 chút tóm tắt lại của quyển sách
I. Nỗi kinh hoàng ngự trị thảo nguyên: 1162-1206
1. Cục máu đông
Người Mông Cổ tự coi mình là hậu duệ người nhà Hung Nô được hình thành từ thế kỷ thứ 4-5 sau công nguyên. Họ coi mình là hậu duệ của sói xanh xám và hương cái đỏ xinh đẹp bên bờ hồ lớn. Lãnh thổ của họ ban đầu là 1 vùng nhỏ ở phía bắc đất nước Mông Cổ ngày nay. Trên mảnh đất khô cằn này, Thành Cát Tư Hãn sinh ra vào năm 1162 1 thời gian sau khi bố của ông Dã Tốc Cai cướp được mẹ ông là Ha Nguyệt Luân từ tay 1 người Biệt Nhi Khất trong 1 lần đi săn. Khi đó Dã Tốc Cai là 1 thành viên của 1 gia tộc nhỏ là người Bột Nhi Chỉ Cân và là 1 nhánh phụ thuộc vào tộc Thái Xích Ô hùng mạnh. Khi Thành Cát Tư Hãn ra đời, lòng bàn tay ông cầm theo cục máu đông từ bụng mẹ ra ngoài, lúc đó có thể bị coi là điềm gì đó đặc biệt cho tương lai của ông. Người Mông Cổ khi đó sống giữa tộc người Turk ở Trung Á và người Tatar, ngoài ra còn người Khiết Đan, Mãn Châu. Các bộ lạc Mông Cổ khi đó là các bộ lạc nhỏ và phân tán trong khi các tộc người khác đã thống nhất thành nhiều bộ tộc lớn và các nhà nước lớn. Người đứng đầu các bộ lạc Mông Cổ nhỏ khi đó gọi là các Hãn và mối quan hệ huyết thống được đề cao khi đó, niềm tin đặt vào những người cùng huyết thống là chính. Trong chiến dịch với người Tatar, bố của ông bắt được 1 chiến binh tên Thiết Mộc Chân Ngột Cách, và theo phong tục người Mông Cổ, ông dùng tên Thiết Mộc Chân để đặt cho con trai mình và giết chiến minh Thiết Mông Chân kia đi.
Cuộc sống của dân du mục phụ thuộc rất lớn vào người đàn ông trong gia đình và người con cả trong gia đình thường nắm vị trí lớn và quyết định. Họ thường chăn nuôi gia súc, bảo vệ để không bị trộm cướp. Những lúc không chăn nuôi được thì đi săn bắn lấy thức ăn và nếu không thể săn bắn họ sẽ đi cướp bóc của người khác để có thức ăn nuôi sống gia đình. Chính hành động cướp bóc này gây ra các mối thù hận giữa các dân tộc, và bộ lạc với nhau. Nhưng nhìn chung mối thù hận giữa họ không thực sự lớn, chỉ là người này cướp của người kia để có thể sinh tồn qua những lúc khó khăn. Họ coi việc cướp bóc lẫn nhau là hoạt động khá bình thường và người con trai lớn trong tộc thường phải tránh bị giết tối đa, trong khi phụ nữ có thể bị cướp đi làm vợ và trẻ con có thể bị bắt làm nô lệ. Hiện tượng đàn ông lớn trốn rất nhanh khi có toán cướp lớn tới là việc bình thường và chủ nghĩa anh hùng kiểu đàn ông đức ra chống trả che chở cho người khác là không tồn tại khi đó tại các bộ lạc du mục. Họ quan trọng là bảo toàn mạng sống vì phía sau họ còn rất nhiều phụ nữ, trẻ em, người già cần họ nuôi dưỡng hàng ngày.
Khi 9 tuổi, ông theo bố ông tới tộc của mẹ ông để tìm kiếm 1 vị hôn thê cho mình và có 1 gia đình ở đó chấp nhận Thiết Mộc Chân làm con rể và ông ở lại đó làm việc để thay thế cho đồ xính lễ. Trên đường Dã Tốc Cai về, ông tham gia bữa tiệc của người Tarta nhưng bị người ta nhận ra là người đã giết chiến binh của họ nên đã bị hạ độc, Dã Tốc Cai vẫn kịp chạy về nhà và gọi Thiết Mộc Chân về, nhưng ông cũng mất trước khi Thiết Mộc Chân về tới nhà. Gia đình ông bị bộ tộc từ bỏ và Ha Nguyệt Luân phải nuôi 7 đứa con thơ bằng mọi thứ có thể kiếm được để ăn. Trong giai đoạn này ông kết nghĩa với Trát Mộc Hợp và trở thành người giúp đỡ ông thủa ban đầu rất nhiệt tình. Trong khi đó ông và người con cả của cho ông với người vợ khác trở nên gay gắt khi đó là người con cả và được ưu tiên nắm quyền quản lý gia đình. Khi mâu thuẫn trở lên đỉnh điểm, ông cùng em trai mình đã giết chết người anh cả kia để trở thành người thủ lĩnh của gia đình từ đó. Sau vụ việc đó, ông bị người tộc Thái Xích Ô bắt làm tù binh và bị giao cho các gia đình nô lệ và người hầu trong tộc theo dõi và cho ăn uống để duy trì sự sống. Sau đó ông trốn thoát được khỏi kiếp tù đầy sau 1 thời gian (có thể là lên tới 8-9 năm). Ông rõ ràng có khả năng ngoại giao tốt hoặc 1 sự hấp dẫn nào đó nên 1 gia đình nô lệ tại đó đã cực kỳ giúp đỡ ông để ông trốn thoát. Khi Thiết Mộc Chân 16 tuổi (năm 1178), ông quay lại cưới người vợ đã hứa hôn trước đây là Bột Nhi Thiếp và ông dùng chiếc áo mà bố vợ tặng làm của hồi môn để mang đến tặng cho Vương Hãn là anh em kết nghĩa của bố ông khi xưa và được Vương Hãn đồng ý che chở cho gia đình ông với vai trò là cha nuôi. Khi đó, bộ tộc Khắc Liệt của Vương Hãn là 1 tộc rất lớn ở miền trung Mông Cổ ngày nay. Sau 2 mốn quan hệ với Vương Hãn và Trát Mộc Hợp, quan niệm chỉ tin người trong gia tộc máu mủ của người Mông Cổ trong ông đã giảm đi rất nhiều và ông bắt đầu có niềm tin dùng những người khác tộc, không cùng máu mủ với mình. Lúc đó, Thiết Môc Chân chỉ mong ước là người lãnh đạo của tộc nhỏ như bố ông chứ chưa hề có ước mơ lớn lao và cũng không nghĩ mình có thể làm được những điều lớn lao về sau. Bước ngoặt xảy ra chính là sau khi người Miệt Nhi Khuất quay lại trả thù cướp đi vợ ông sau 16 năm bố ông cướp đi Ha Nguyệt Luân từ người của tộc họ.
2. Câu chuyện 3 con song
Một buổi sáng sớm khi gia đình Thiết Mộc Chân đang ngủ say, người Miệt Nhi Khuất bất ngờ tấn công, lúc đó người phụ nữ già trong gia đình tình cờ mất ngủ và nghe thấy tiếng ngựa đã cảnh báo, Thiết Mộc Chân cùng 6 người con trai lớn trong gia đình lên ngựa bỏ chạy vào núi thiêng Burkhan Khaldun để tìm đường sống vì nếu chạy trên thảo nguyên sẽ bị tìm thấy, họ trốn trên núi nhiều ngày và đợi người Miệt Nhi Khuất từ bỏ tìm kiếm mới dám xuống núi, lúc đó người Miệt Nhi Khuất đã bắt được vợ ông Bột Nhi Thiếp và 1 số người phụ nữ trong gia đình ông về trại của họ. lúc này ông phải đối mặt với câu hỏi đi cướp lại vợ hay chấp nhận và lấy vợ mới. Với ước mơ nhỏ ban đầu là thủ lịch 1 tiểu tộc nhỏ thì ông sẽ phải đối mặt với việc có thể bị 1 tộc lớn hơn nào đó đến cướp phá bất cứ lúc nào. Sau 3 ngày cầu nguyện trên núi, từ núi chảy xuống 3 nhánh sông đi về 3 hướng để cho ông 3 lựa chọn. Ông có thể quay về vùng đông nam, hạ lưu song Kherlen, nơi cậu sống tren thảo nguyen và tiếp tục nuôi ngựa và lấy vợ mới, nhưng nguy cơ tiếp tục bị cướp phá vẫn hiện hữu tiếp tục về sau; cậu có thể đi hướng đông bắc về vùng song Onon nơi cụa sinh ra để ẩn náu nhưng sẽ thiếu sự sung túc và danh dự. Lựa chọn thứ 3 là đi về tây nam theo dòng Tuul, để nhờ Vương Hãn (cha nuôi của ông) ra tay giúp đỡ. Cuối cùng, cậu đã chọn phương án thứ 3 và bắt đầu con đường chinh phục thế giới từ đây.
Sau khi tới nơi Vương Hãn ở, Vương Hãn đã đồng ý ra quân giúp Thiết Mộc Chân do có thù với người Miệt Nhi Khuất từ trước. Thiết Mộc Chân cũng nghe lời ông nhờ sự giúp đỡ của người anh em kết nghĩa của ông là Trát Mộc Hợp khi đó là thủ lĩnh của tộc Trát Đạt Lan. Quân chia 2 hướng cùng tiến về vùng đất người Miệt Nhi Khất, người Miệt Nhi Khất bị đánh bại và tháo chạy, Thiết Mộc Chân tìm lại được vợ mình, sau đó ông cùng người của mình đi theo Trát Mộc Hợp và ở với người anh kết nghĩa này khoảng 1 năm, họ đã cùng ăn thề lần thứ 3 tại đây nhưng nhanh chóng trở lên bất hòa khi Trát Mộc Hợp không muố chia sẻ quyền lực với Thiết Mộc Chân và Thiết Mộc Chân lại trở lên thân thiết với nhiều người đi theo Trát Mộc Hợp. Năm 1181, Thiết Mộc Chân cùng người của mình và 1 số người của Trát Mộc Hợp rời trại của Trát Mộc Hợp trong đêm và di chuyển cách xa trại Trát Mộc Hợp để bắt đầu cuộc sống tự lập mới.
Năm 1189, dưới sự ủng hộ của những người đi theo, Thiết Mộc Chân lên ngôi Hãn của bộ tộc Mông Cổ nhưng trên danh nghĩa vẫn là thủ hạ của Vương Hãn. Đây là bước đi để lôi kéo các tộc người Mông Cổ nhỏ khác về theo ông. Trác Mộc Hợp thì từ chối công nhận điều này và tổ chức lực lượng tiến đánh Thiết Mộc Chân. Quân của Thiết Mộc Chan bị Trác Mộc Hợp đánh tan và phải trốn vào vùng hoang dã. Trát Mộc Hợp sau chiến thắng lại hành hình rất tàn bạo người của Thiết Mộc Chân và chạm vào điều cấm kỵ của người Mông Cổ nên bị nhiều tộc xa lánh. Còn Thiết Mộc Chân tuy thua trận nhưng lại giành được sự ủng hộ và thông cảm của người Mông Cổ, nhưng người ngày càng sợ hãi sự độc ác của Trát Mộc Hợp.
Năm 1995, quân của Thiết Mộc Chân đã tụ tập lại được đầy đủ và bắt đầu gia tăng mạnh quân số. Khi đó Thiết Mộc Chân và Vương Hãn phối hợp cùng người Nữ Chân đang kiểm soát đại Kim tiến đánh tộc Tarta. Sau chiến thắng với người Tarta, ông nhận ra các sản vật cướp được thật sự rất phong phú và quý hiếm. Ông cũng đánh giá tình hình việc hôm nay ông và Vương Hãn đánh Tarta nhưng sau này có thể ông là đích bị các tộc khác vây đánh theo chỉ thị người Nữ Chân. Những người tộc cũ của ông đã từ chối đưa quân đi đánh người Tarta, sau trận chiến này ông đã ra quân đánh bại tộc và giết hết các thủ lĩnh và đưa toàn bộ những người còn lại phân tán trong tộc của mình để giải tán quan hệ huyết thống của tộc cũ. Sau đó ông cũng dùng cách này để phân hóa các tộc khác của người Mông Cổ và đồng hóa họ vào tộc của mình hình thành tộc mới kế thừa các nét văn hóa của các tộc cũ. Ông cũng dùng các cách hôn nhân, nhận con nuôi để thể hiện rằng những người bị bắt sau cuộc chiến không phải là nô lệ mà là những người bình thường nhưng họ không được tổ chức thành từng tộc riêng biệt nữa. Sau đó ông di chuyển trại của mình tới vị trí của tộc cũ ông vừa đánh bại là 1 hòn đảo nằm giữa 2 con song Tsenker và Kherlen và thành lập đại bản doanh của mình cho tới cuối cuộc đời ông. Sau trận đánh, Thiết Mộc Chân thực hiện 1 loạt cải cách lớn làm thay đổi bộ lạc của mình, ông đồng hóa người Tarta vào tộc mình dù người Tarta khi đó nhiều hơn người của mình rất nhiều, ông cũng nghiêm cấm việc tự cướp bóc mà cần truy kích quân bỏ trốn và sau đó tịch thu của cải và phân phối lại sau, thực hiện phân phối cả cho gia đình tướng sỹ hi sinh trong trận chiến nên rất được lòng trung thành của quân lính, tần lớp thấp kém. Trong khi các thủ lĩnh bộ lạc lại thấy mất quyền lực và 1 số bỏ đi. Ông cũng cải cách sâu rộng quân đội khi tổ chức lại thành từng tổ 10 người, 100 người, 1.000 người và 1 vạn người, giải tán quân theo bộ lạc để đồng hóa và xây dựng kỷ luật quân đội vững chắc từ đó phá vỡ cơ cấu thân bình bộ lạc chỉ nghe theo chỉ huy của thủ lĩnh và chuyển sang nghe lời tướng quân cầm đầu tạo ra sự thay đổi lớn cho quân đội của Thiết Mộc Chân so với các bộ lạc khác. Quá trình đồng hóa người Tarta tạo ra bộ lạc mới rất đông dân cư và người Tarta thậm chí còn nhiều hơn người Mông Cổ gốc và cũng làm nhiều người gọi người Mông Cổ là người Tarta về sau.
Năm 1201, Trát Mộc Hợp liên minh với các bộ lạc ủng hộ và lên ngôi Đại Hãn kế thừa vị trí của Đại Hãn Cổ Nhi Hãn, là người mà Vương Hãn cướp ngôi trước đây và công khai chống lại Vương Hãn. Vương Hãn và Thiết Mộc Chân đã liên thủ với nhau tiến đánh Trác Mộc Hợp. Sau khi bị quân sốc của liên minh Vương Hãn + Thiết Mộc Chân vượt trội hù họa và bị các sự kiện thiên nhiên sấm sét mà được người bên phe Thiết Mộc Chân thêu dệt là điềm xấu cho bên Trác Mộc Hợp, quân của Trác Mộc Hợp đã bỏ chạy và rút lui. Vương Hãn đưa quân đuổi theo hướng Trác Mộc Hợp, còn Thiết Mộc Chân đuổi theo quân tộc Thái Xích Ô là tộc quản lý tộc của Thiết Mộc Chân trước đây. 2 bên đánh nhau rất quyết liệt và không thật sự giành chiến thắng, Thiết Mộc Chân còn trúng 1 tên ở cổ và bị thương nặng, nhờ sự tận trung của Jelme ông mới được cứu sống, trong khi quân Thái Xích Ô không biết ông bị thương và hoảng sợ trốn trong đêm nên Thiết Mộc Chân dễ dàng đánh tan quân Thái Xích Ô và giết hết các thủ lĩnh và tiếp tục đồng hóa những người còn lại trong tộc mình. Cùng thời gian đó, Trát Mộc Hợp trốn thoát khỏi sự truy đuổi của Vương Hãn và di chuyển về vùng thảo nguyên xa xôi hơn để sau này quay lại. Sau trận chiến, Thiết Mộc Chân trở thành thủ lĩnh quân sự xuất sắc nhất thảo nguyen lúc đó.
3. Chiến tranh giữa các Hãn
Vào đầu những năm 120x, người trên thảo nguyen dần nhận thấy Vương Hãn dần cuối sự nghiệp trong khi Thiết Mộc Chân trở thành Hãn mới nổi lên chiếm cứ được uy tín và lòng trung thành của người dân tại đây. Sau khi Vương Hãn từ chối lời đề nghị cần hôn của Thiết Mộc Chân, ông nhận ra ông không thể liều mình chiến đấu với Thiết Mộc Chân nên đã dùng kế tương tự như cách người Tarta đối phó cha ông là dùng độc. Vương Hãn báo tin cho Thiết Mộc Chân là đồng ý gả con gái cho và mời Thiết Mộc Chân tới trại Vương Hãn để làm lễ cầu hôn. Thiết Mộc Chân có vẻ tin vào điều đó và dẫn theo 1 số bộ hạ thân tín và không mang theo quân đội lên đường tới bộ tộc Vương Hãn. Khi còn cách nơi này khoảng 1 ngày đường thì ông nhận được tin mật báo rằng Vương Hãn sẽ giết ông, Thiết Mộc chân chia đoàn của mình ra thành từng tốp nhỏ và chạy đi khắp mọi nơi trên thảo nguyên, quân của Vương Hãn đuổi theo truy sát ông và ông chạy trốn như thời hơn 20 năm trước khi ông bị người Miệt Nhi Khất truy sát. Bộ lạc Thành Dạ Thuộc của Thiết Mộc Chân chia nhỏ ra chạy tứ tán khắp nơi để né tranh đụng độ quân của Vương Hãn, còn ông chạy tới bờ hồ Balijuma xa xôi, tại đây ông cùng 18 người khác kiệt sức phải ăn cỏ dại, uống nước bùn hồ và đói khát, khi đó con ngựa hoang xuất hiện và họ đã bắt nó để làm thịt. Điều này được nhóm Thiết Mộc Chân coi là trời giúp họ, không tận đường họ để họ có thể trở lại. Giai đoạn này 1 số người của ông tại bộ tộc cũng bỏ sang phe của Vương Hãn và Trác Mộc Hợp như chú ruột của ông. 19 người trong đoàn Thiết Mộc Chân khi đó là sự tập hợp của sự đa dạng văn hóa, chỉ có 1 người là em trai ông, còn lại là những người khác họ, 1 số là người Mông Cổ, 1 số là Miệt Nhi Khất, 1 số Khiết Đan, 1 số Khắc Liệt, 1 số Tarta,… tôn giáo cũng đa dạng từ thờ Thanh thiên Vĩnh Hằng và Thần núi Burkhan Khaldun là người Mông Cổ, tới Kito giáo, Hồi giáo, Đạo phật, tới Minh giáo. Tập hợp quanh Thiết Mộc Chân là sự đang dạng tôn giáo, sắc tộc và cùng nguyện trung thành với ông mà không phải do chung nòi giống.
Sau khi Vương Hãn rút lui về và tổ chức tiệc ăn mừng đánh tan quân Thiết Mộc Chân và không cần lo lắng về ông, Thiết Mộc Chân bất ngờ quay lại thảo nguyên và ra lời triệu tập lại quân đội các nơi quay về theo nhóm 10 người 1 tổ ông đã tổ chức khi trước, hệ thống truyền tin đã đóng góp lớn vào việc tập hợp lại lực lượng, rất nhanh chóng lực lượng chủ lực của ông tâp hợp lại, thêm vào đó nhiều người từng theo Vương Hãn cũng bỏ sang với Thiết Mộc Chân như gia đình nhà vợ ông. Cuộc chiến tia chớp nổ ra khi ông đi vòng ra phía sau để tránh các trạm gác của Vương Hãn và bất ngờ bao vây, đánh tan Vương Hãn khi họ vẫn đang say sưa tổ chức ăn mừng chiến thắng. Con trai của Vương Hãn chạy và sa mạc và bị chết khát, Vương Hãn khi chạy sang Nãi Man thì bị giết, Trác Mộc Hợp chạy thoát và chạy sang với người Nãi Man.
Sau đó, người Mông Cổ tuyên truyền rằng Hãn của người Nãi Man là tộc lớn cuối cùng trên thảo nguyên đã giết Vương Hãn, chặt đầu và xỉ nhục truyền thống thảo nguyen. Quân Thiết Mộc Chân tiếp tục tiến đến người Nãi Man uy hiếp. Họ đốt lửa trại rất lớn để hù dọa quân tại đây rằng mình rất nhiều quân. Khi đó quân Nãi Man đông hơn quân của Thiết Mộc Chân rất nhiều và chiếm ưu thế lớn. ông tổ chức quân thành tùng nhóm nhỏ 10 người đánh du kích, sau đó bắn cung và chạy đi khắp các mặt của quân Nãi Man làm đội quân lớn này phải giàn mỏng quân ra các mặt. Từ đây ông sắp xếp quân chủ lực thành hình mũi dùi và chọc thẳng vào giữa quân Nãi Man nơi có Khả hãn của họ chỉ huy. Quân Nãi Man không có biện pháp đối phó và bị đánh tan, Hãn của bộ tộc này bị giết, vợ ông ta bị giao cho 1 tướng lĩnh của Thiết Mộc Chân, Thiết Mộc Hợp trốn thoát và trở thành cướp, con trai của Tayang Khan thì trốn tới dãy núi Thiên Sơn xa xôi. Sau đó 1 thời gian Trác Mộc Hợp bị 1 số người đi theo bắt giao cho Thiết Mộc Chân, Thiết Mộc Chân rất ghét sự phản bội đã giết các tên lính này và mời Trách Mộc Hợp theo mình, Trách Mộc Hợp từ chối và xin chết, ông bị xử treo cổ và chôn cất trên núi với tư cách 1 quý tộc Mông Cổ và kết thúc hơn 20 năm đấu tranh của 2 vị anh hùng trên thảo nguyên.
Sau khi kết thúc chiến dịch và nghỉ ngơi 1 năm, năm 1206, Thiết Mộc Chân tập hợp buổi hốt lý đài và chính thức lên khôi Thành Cát Tư Hãn (Chinggis Khan hay Genshis Khan theo tiếng Ba Tư), ông quản lý vùng lãnh thổ lúc đó với khoảng 1 triệu dân, 15-20 triệu gia súc, và lãnh thổ ngay Tây Âu ngày nay. Lễ lên ngôi diễn ra rất hoành tráng, trang trọng và giàu mầu sắc tôn giáo thần bí để tăng thêm lòng trung thành và kính cẩn của người dân khắp thảo nguyên tới ông. Hầu hết các nhà cầm nguyền là thừa kế di sản của cha ông để lại, Thiết Mộc Chân đã đi lên từ 1 bàn tay trắng và tở tuổi 44 ông trở thành Vua của thảo nguyên mênh mông rộng lớn.
Về thể chế đất nước: Sau khi trở thành Thành Cát Tư Hãn, ông tái chỉ định lại các tướng lĩnh phụ trách các đội quân, thành lập hệ thống quản lý hành chính để quản lý khắp nơi, thưởng cho những người trung thành theo mình tương ứng với công lao họ có trước đó. Những người bạn, thân tín ông giao cho trọng trách lớn hơn những người trong gia đình ông. Ông cũng đề ra pháp điểm với 3 để kiểm soát 3 thứ hay gây ra mâu thuẫn giữa các bộ lạc nhất là:
- Nạn bắc cóc người (cướp hôn thê)
- Trộm cắp gia súc
- Quyền săn bắn Ba điều này tương ứng với các hoạt động Quan hệ tình dục, tài sản và thức ăn là 3 việc thường xuyên gây mẫu thuẫn và chiến tranh giữa các bộ lạc trước kia. Ông cũng tổ chức 1 mạng lưới truyền tin nhanh khắp cả nước đầu tiên khi đặt hàng loạt các trạm truyền tin khắp cả nước để nắm bắt thông tin chủ yếu liên quan tin tức quân sự 1 cách nhanh chóng nhất hơn các đối thủ khác. Ông cũng xây dựng chính sách đa tôn giáo, đa sắc tộc đầu tiên khi các nước khác vẫn còn cảng nô lệ, xử lý các người dị giáo (như ở Tây Âu), hay cách quản trị độc đoán Vua là cao hơn pháp luật ở các nước trong khi tại Mông Cổ khi đó vua cũng bị pháp luật kiểm soát và cũng bị trị tội như thường. Ông cũng tạo ra hệ thống chữ viết cho người Mông cổ khi đó và khuyến khích mọi người học tập nó và các hệ thống luật của ông được ghi lại trong sách xanh. Ông xây dựng đội cận vệ tình các con em tướng lĩnh của mình thay vì giữ họ như là con tin, ông đào tạo họ thành lực lượng kế cận để sẵn sàng bổ sung, thay thế cho các vị trí thiếu và yếu khi cần thiết. Giai đoạn hòa bình này, cũng làm 1 số cuộc đấu đá nội bổ nổ ra tại Mông Cổ khi đội quân này loay hoay không biết mục tiêu tiếp theo của họ. Giai đoạn chứng kiến gia đình nhà thầy tế trở lên lộng quyền và bị Thành Cát Tư Hãn loại bỏ khỏi chính trường và thay thế bằng người khác. 1 số lần ông cử con cả Truật Xích chinh phục phía bắc nhưng cũng không đem lại mấy đò hữu dụng cho người Mông Cổ. Dần dần ông hướng mục tiêu về phương Nam giàu có, nơi có rất nhiều sản vật mà dân nông nghiệp định cư có mà người Mông Cổ không làm ra được như kim loại, vải dệt, sản phẩm quý hiếm khác. Lúc đó, các vương triều phía Nam này vẫn không quan tâm tới Thành Cát Tư Hãn, chỉ coi họ như các vị Hãn trước kia có thể dễ dàng loại bỏ đi, chỉ là 1 thủ lĩnh bạo tàn như bao người khác.
II. Thế chiến Mông Cổ: 1211-1261
4. Sỉ nhục vị Hoàng Hãn
Nhà Kim là đất nước tổ chức dạng triều đình phong kiến ở phía bắc Trung Quốc ngày nay với kinh đô là Trung Đô nay là Bắc Kinh, họ do tộc Nữ Chân mà về sau gọi là người Mãn Châu những người về sau lập ra nhà Thanh tại Trung Quốc. Khi đó đất nước Trung Quốc ngày nay có khoảng hơn 50 triệu dân, với rất nhiều cac quốc gia khác nhau, trong đó lớn nhất là nhà Tống ở phía Nam và nhà Kim ở phía Bắc. Đan xen đó là các quốc gia nhỏ hơn năm xung quanh 2 quốc gia lớn nhất này. Theo truyền thống, vùng đất Mông Cổ hiện nay là chư hầu của nhà Kim và phải phục tùng và cống nạp cho nhà Kim hàng năm. Nhà Kim cũng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hóa trên con đường tơ lụa từ nhà Tống tới các đất nước vùng Trung và Tây Á, đó là khu vực giàu có và thịnh vượng bậc nhất thế giới khi đó.
Năm 1210, khi Thành Cát Tư Hãn 48 tuổi, sứ giả người Kim tới trại của ông và yêu cầu ông và đất nước Mông Cổ mới thành lập thuần phục đại Kim và trở thành chư hầu của họ thay thế cho Vương Hãn trước đây người đã phục tùng nhà Kim. Năm đó, Hoàng Hãn đột ngột bang hà và con trai nhỏ lên làm vua, người này ra chiếu chỉ yêu cầu ông quỳ lậy tiếp nhận chiếu chỉ và ông coi đó là sự nhục nhã sỉ nhục nên đã quay về hướng nhà Kim nhỏ lên nền đất, chửi rủa sứ giả và bỏ về. Năm 1211, ông triệu tập cuộc họp Hốt Lý Đài để bàn việc chinh phạt nhà Kim, chủ yếu để cướp bóc sản vật từ nước này, nhưng vẫn nêu cao ngọn cờ diệt Kim để trả thù cho việc nhà Kim đã nhiều lần giết hại các Khan Mông Cổ và nô dịch người Kim nhiều năm qua.
Trước đó, ông cũng đã cho quân đi chinh phạt 2 nước phụ thuộc là Đảng Hạng và Duy Ngô Nhĩ, nhưng nước cũng có nhiều nét tương tự Đại Kim như cuộc sống nông nghiệp định canh định cư, xây dựng các tòa thành kiên cố để cố thủ và cũng đã có sự rèn luyện ban đầu về cách công thành và tiếp nhận 1 số kỹ năng phá thành. Mặc dù kỹ năng này có từ rất lâu trước đây với người Trung Hoa, nhưng với Thành Cát Tư Hãn lại rất mới mẻ do người Mông Cổ không xây thành lũy mà chủ yếu chiến đấu trên thảo nguyên nên ông phải học hỏi rất nhiều cách đánh thành trì qua thực chiến. Tại buổi họp, cơ bản mọi người đã thống nhất đánh Kim, ông lên núi thiêng cầu khấn 3 ngày 3 đêm và xuống núi cho biết: Thanh thiên Vĩnh hằng đã hứa hẹn sẽ cho chúng ta vinh quang và phục thù.
Ông bắt đầu chiến dịch chinh phạt lần 1 nước Kim vào năm 1211, ông cho quân thám thính và lập các tiền trạm, hậu cần trước và cho quân vượt qua sa mạc Gobi và tiến vào sau lưng nhà Kim. Quân Mông Cổ không đem them nhiều lương thực và phí giới, họ không có bộ binh mà 100% là kỵ binh, họ đem theo ngựa và 1 số gia súc đi cùng để mỏ ăn, và săn bắn, cướp bóc trên đường hành quân lấy lương thực. Quân của họ sẽ giàn theo chiều ngang ở quy mô lớn thay vì theo chiều dọc như nhiều đội quân bộ binh các nước khác. Khi đó quân Mông Cổ kéo theo khoảng 6 vạn kỵ binh, còn quân Kim có khoảng hơn 6 vạn kỵ binh và khoảng 9 vạn bộ binh.
Ông áp dụng các kỹ năng đánh trận mà được tôi luyện qua mấy chục năm chiến đấu không ngừng trên thảo nguyên của mình, ông khủng hoảng tinh thần dân trong thành, gây chia rẽ giữa những người Khiết Đan là người nắm quyền trước đây bị người Nữ Chân lật đổ và giương cao ngọn cờ phục quốc cho người Khiết Đan và thu hút được lượng lớn người Khiết Đan theo về. Ông thu phục các người có kỹ năng tay nghề cao mọi ngành nghề, đặc biệt là thở mộc để xung vào quân đội làm công binh chuyên xây dựng các công cụ phá thành, các loại vũ phí nổ,… nhưng dù vũ khí có tối tân đến đâu thì rất nhanh người ta sẽ bắt chước và tìm ra cách hóa giải được. Chiến thắng của người Mông Cổ chủ yếu đến từ sự thống nhất và tính kỷ luật của họ, nó ăn vào xương máu qua hàng ngàn năm làm người du mục hoạt động thành nhóm nhỏ, và từ lòng trung thành của họ với thủ lĩnh của mình. Ông cũng không chấp nhận hi sinh người Mông Cổ như các vị vua các nước khác sẵn sàng yêu cầu người của mình chết vì mình. Họ chỉ có 1 mục tiêu duy nhất là tìm thấy danh dự trong chiến thắng. Vì vậy họ sử dụng mọi biện pháp có thể để giành chiến thắng dù nó có thể không quang minh lỗi lạc. Họ có thể dùng người Nữ Chân để làm vật hi sinh, là quân cảm tử đi đầu, vận hành cấc tòa công thành, họ cũng có thể đánh phá xung quanh thành để lùa dân vào chạy thành gây ra thiếu lương thực, và trị an trong thành rối loạn, họ gây chia rẽ, gây hoang mang trong nội bộ quân đội, khuyên hàng, giả vờ thua để dụ quân trong thành ra cướp phá và quay lại đánh úp,…
Sau nhiều năm chiến đấu với người Nữ Chân, họ nhận thấy khó khăn nhất của họ trong chiến đấu không phải tới từ quân địch, mà đến từ thời tiết. Họ rất dễ bị các bênh dịch vào mùa hè của vùng nhiệt đới cận xích đạo như tại phía Nam Trung Quốc hay các vùng Đông Nam Á và vào mùa đó họ thường rút quân về lại vùng nội mông của mình để dưỡng sức và vỗ béo ngựa chiến của họ. Năm 1214, Thành Cát Tư Hãn hạ được thành Trung Đô là kinh đô nhà Kim, vua Kim phải chấp nhận hòa hãn và cống nạp và xin làm chư hầu của Mông Cổ. Ông rút quân về Mông Cổ thì Hoàng Hãn nhà Kim nhanh chóng bỏ kinh đô di chuyển về Khai Phong để tránh né quân Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cho quân vào bước bóc hết kinh đô Trung Đô của nhà Kim và mang về nội Mông của mình đầy vàng bạc châu báu và các sản phẩm phong phú làm cho người Mông Cổ trở lên cực kỳ giàu có và sung túc. Để mở rộng hoạt động buôn bán trên con đường tơ lụa khi đã kiểm soát con đường này, ông bắt đầu xây dựng quan hệ với nước Khwarizm là nước thành lập trước Mông Cổ khoảng 12 năm của người Hồi giáo mà ngày nay là các quốc gia như Uzbekistan, Kazzakhstan, Turkmenistan với người Turk và người Ba Tư hợp lại. Nhưng khi ông cử đoàn thương nhân 450 người tới đây làm ăn lại bị họ hàng của thái hậu nước này cướp và giết sạch. Khi ông cử sứ giả tới trách tội và đòi bồi thường thì vụ Sulta của đất nước này lại hành hình xứ giả và cắt xẻo mặt 1 số người và cho về nước. Điều này đã làm Thành Cát Tư Hãn nổi giận và quyết định chinh phạt đất nước hồi giáo này. Ông lại lên núi thiêng Burkhan Khaldun cầu nguyện và sau đó xuống núi để chuẩn bị chiến tranh khi đã chuẩn bị bước vào tuổi 60.
5. Sultan đối đầu với Khắc Hãn
Vương quốc Khwarizm là 1 nền văn minh cổ đại tập hợn các nước hồi giáo nhỏ trước đây gồm các nền văn minh Ả Rập và Ba Tư, là nơi mà có số người biết chữ nhiều nhất trên thế giới khi đó và nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, thiên văn học, toán học, nông nghiệp,… và cũng là khu vực giàu có nhất thế giới thời đó. Nhưng tại đây lại có sự mâu thuẫn lớn giữa các tôn giáo và dân tộc dẫn tới chia giẽ sâu sắc trong nội bộ quốc gia, giữa vị sultan với các vương công quý tộc trong vương quốc. Quân lính của vương quốc Khwarizm khi đó có khoảng 400k quân chủ yếu là bộ binh thủ thành và được trang bị vũ khí thủ thành khắp vương quốc. Trong khi Thành Cát Tư Hãn mang theo khoảng 100-125k quân kỵ binh cùng với 1 số quân hỗ trợ người Duy Ngô Nhĩ và 1 số đồng mình người Turk và 1 số thầy thuốc, các công trình sư người Trung Hoa hợp lại khoảng 150-200k quân. Cuộc chiến bắt đầu nổ ra vào năm 1219. Ông áp dụng nhiều chiến lược trước đây về tâm lý chiến, và bài học trong cuộc tấn công các nước như nhà Kim, nhà Tây Hạ trước đây. Ông cũng thường tha cho giới quý tộc nhà giàu nhưng ngay sau khi ông rút đi những người này lại nổi dậy chống lại ông. Nên trong trận chiến vùng Trung Á này, ông luôn giết toàn bộ giới vương công, quý tộc và nhà giàu từ đó làm tê liệt hệ thống xã hội của kẻ địch và giảm thiểu khả năng chúng chống lại ông trong tương lai. Ông chỉ giữ lại những người thực sự có ích cho cuộc chinh phạt của ông như các thợ lành nghề, những người có sức khỏe để làm lá chắn sống tấn công thành lũy tiếp theo còn lại xua đuổi giết đi. Nhưng số lượng người ông giết đi không thật sự nhiều như người ta thổi phồng, Thành Cát Tư Hãn bị nhắn nhiều nhất là đã phá hủy rất nhiều thành trì trên con đường chinh phục của mình. Ông muốn san bằng phá hủy để chúng không quay trở lại cản đường khi người Mông Cổ trở về, hay không cho họ cơ hội để nổi dậy chống lại ông. Nên văn mình này sau khi bị Mông Cổ tấn công đã bị tàn phá và tụt hậu nghiêm trọng so với thế giới tới tận ngày nay mặc dù khi đó họ là nền văn minh phát triển nhất thế giới.
Khi quân Mông Cổ Tấn công, 1 số thành trì ngay lập tức đầu hàng, 1 số chống cự được 1 thời gian ngắn cũng đầu hàng, vị sultan đánh bị thua và liên tục bỏ chạy qua các thành trì khác nhau để đào tẩu và quân lính của ông cũng không có động lực để quyết tâm tử thủ với quân Mông Cổ khi lãnh đạo của họ liên tục chạy chốn bỏ rơi họ lại với người Mông Cổ chiến đấu. Khi quân Mông Cổ đi qua các thành phố, họ thường không để lại gì phía sau và cướp phá sạch sẽ vận chuyển đem về Mông Cổ.
Từ mọi tòa thành thất thủ, quân Mông Cổ gửi đi các đoàn sứ giả tới các thành phố khác để gieo dắt nỗi kinh hoàng lên và hù họa đối thủ mất tinh thần và tự nguyện đầu hàng. Cách người mông cổ hơi khác với các nước tự coi mình là văn minh hơn như châu âu, ả rập, trung hoa. Họ hầu như không có các hoạt động tra tấn như các nước kia mà chủ yếu hành hình. Họ gieo dắt nỗi sợ hãi bằng tốc độ xâm lược nhanh chóng, và sự kinh bỉ họ dành cho những kẻ giàu có và quyền lực. Chiến dịch của họ đáng chú ý vì chuỗi vinh quang chừa từng thấy trước các quân đội hùng mạnh và các thành phố dường như bất khả chiến bại hơn là vì sự khát máu hay độc ác công khai đầy phô trương. Một số thành phố đầu hàng sớm ban đầu nhận thấy họ được đối xử quá hiền lành và ngay khi quân ông rút đi, họ giết 1 số lính Mông Cổ được giao nhiệm vụ giữ thành ở lại và nổi dậy, ngay lập tức quân Mông Cổ quay lại tàn sát cả tòa thành để cảnh báo các tòa thành khác. Sau 1 số vụ nổi dậy, các chính sách sau đó của quân Mông Cổ luôn là phá hủy làm tê liệt bẻ vẫy sự nổi dậy có thể của các thành trì, làm suy giảm số dân và hệ thống tưới tiêu, giết hết giới quý tộc, nhà giàu, phân loại người dân để sung quân và thợ thủ công đưa về Mông Cổ làm việc,…
Sau 4 năm chinh chiến ở Trung Á, cơ bản mọi cánh quân đều bị bẻ gẫy và đất nước Trung Á hùng mạnh này sụp đổ, chỉ còn người con trai của sultan chạy thoát và tập hợp 1 số binh lính nổi dậy chống lại nhưng cũng thất bại. Nhưng ở tuổi 60s, ông lại gặp vấn đề với các con trai mình khi mâu thuẫn bắt đầu bùng phát giữa họ về quyền thừa kế ngai Đại Hãn mà ông để lại. Có lẽ ông nhận thấy mình sức khỏe đi xuống và có thể sắp qua đời, ông bắt đầu dành nhiều thời gian với các con ông để chuẩn bị chuyển giao quyền lực, nhưng ông đã không có đủ thời gian làm điều đó, Cách ông xây dựng mạng lưới là từ các chiến hữu tin cậy chứ không phải văn hóa gia tộc, nhưng những chiến hữu của ông đã già và con cháu của họ giống như con cháu của Thành Cát Tư Hãn, lớn lên trong nhung lụa, được hưởng thủ thành quả của nhà chinh phục vĩ đại nhất đem về và họ không biết quý trọng thành quả này. Ông dậy bảo các con rằng: Việc chinh phục 1 đội quân không giống việc chinh phục 1 quốc gia. Ông có thể dùng chiến thuật và binh lính ưu việt để hạ gục 1 đội quân, nhưng 1 đất nước chỉ có thể được thuần phục khi lòng dân ưng thuận. Ông nhấn mạnh: Tuy đế quốc Mông Cổ cần thống nhất, nhưng dân chúng không bao giờ nên được hợp nhất.
Mùa hè năm 1222, cuộc chinh phục dừng lại ở thành Multan nay là Ấn Độ, do khí hậu Ấn Độ quá khắc nghiệt nên ông đã rút quân trở về Mông Cổ. Ông cũng cử con trai cả tới trấn thủ vùng biên cương phía Bắc là khu vực Đông Âu ngày nay và từ đó không gặp lại con trai cả cả ông, con trai cả của ông Truật Xích cũng mất sau đó không lâu trước cả khi Thành Cát Tư Hãn ra đi. Thành Cát Tư Hãn nhận ra dù Mông Cổ đang vô cùng giàu có, nhưng đây chỉ là tiền bạc cướp được 1 lần với số lượng lớn và nó không đủ để duy trì đất nước ông trong lâu dài. Ông cũng nhận ra mình không có nhiều thời gian nữa và muốn làm nốt những gì có thể, ông lại tiếp tục cuộc chinh phạt cuối cùng của mình tới nước Đảng Hạ (Tây Hạ) vì họ phản bội liên minh, từ chối đưa quân đi cùng Thành Cát Tư Hãn để đánh Khwarizm. Ông mất trên đường đi đánh Tây Hạ ở tuổi 66, thi thể ông được đưa về Mông Cổ chôn cất và tới ngày nay vẫn chưa ai biết ông được chôn chính ác tại đâu. Ông mặc dù lên ngôi Đại Hãn từ lâu nhưng cách sống, cách sinh hoạt vẫn rất gần gũi với mọi người, lối sống giản dị, căm ghét sự xa hoa, điều độ của ông đã không được các thế hệ sau ông tiếp nối và sự mâu thuẫn trong gia đình tạo ra kết cục tan vỡ của đế quốc Mông Cổ về sau.
6. Khám phá và chinh phục Châu Âu
Khi người con thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn là Oa Khoát Đài lên ngồi Khắc Hãn, ông đã không kế thừa được sự giản dị của người cha mà chi tiêu vô tội vạ, ăn uống tiệc tùng, mở kho dự trữ ra chi tiêu bừa bãi và chẳng mấy chốc kho này đã hao hụt đi và cạn kiệt nhanh chóng sau đó. Ông cũng từ bỏ cách xây dựng doanh trại theo kiểu người du mục cũ theo mùa mà xây dựng thành trì cố định và rất tốn kém chi phí để duy trì nó.
Tới năm 1235, hầu hết tài sản mà cha ông Thành Cát Tư Hãn tích lũy được đã bị ông tiêu sạch, túng quẫn nên ông mở buổi hốt lý đài để tìm mục tiêu chinh phục và cướp bóc của cải mang về. Rõ ràng, các vùng đất đã bị cha ông chinh phục cống nạp về rất ít so với lần đầu cướp bóc và nó không đủ cho ông chi tiêu xa xỉ như hiện tại. Trong buổi họp bàn, Tốc Bất Đài thì đề xuất đánh châu Âu nhưng Oa Khắc Đài không muốn vì khu vực đó nghèo nàn, ông muốn nhắm đến nhà Tống giàu có nhất ở phía Nam khi đó. Sau buổi họp, quân Mông Cổ quyết định chia làm 2, 1 mặt tấn công nhà Tống do 3 con trai của ông chia làm 3 hướng tân công, phần còn lại do Tốc Bất Đài và Bạt Đô tấn công Châu Âu. Đây là 1 quyết định chiến lược tệ hại nhất của để chế Mông Cổ trong suốt thời gian đế chế này tồn tại.
Chiến dịch tại Châu Âu này được tiến hành sau 12 năm khi Tôc Bất Đài trong lúc xua quân đánh sultan Khwazizm đã đi qua 1 số vùng đất Đông Âu ngày nay và đã đụng độ quân đội châu âu như quân Georgia và đã từng giành thắng lợi tại đó dù không thu được mấy của cải đem về. Trong chiến dịch quay lại châu Âu này, người Châu Âu không hiểu quân Mông Cổ và cảm thấy như đột nhiên họ xuất hiện, dân Kito giáo Châu Âu coi đây là đội quân từ địa ngục, đen tối, và 1 số lớn dân Kito giáo sau đó không tìm ra nguồn gốc quân Mông Cổ nên gán họ là dòng dõi do thái bị thất lạc đã trở thành tay sai của quỷ dữ tấn công Kito giáo để trả thù và họ thảm sát, xua đuổi người do thái rất dã man ở Châu Âu sau đó.
Trận chiến bắt đầu bằng cuộc tấn công Ukraina, họ liên tiếp sử dụng các chiến thuật khủng bố tinh thần quân lính và người dân. Phá hủy các làng mạc, xua dân vào các thành phố gieo dắt nỗi sợ hãi trong đó, đe dọa nếu chống lại sẽ giết sạch thành phố, đầu hàng sẽ tha cho. Tới năm 1240, thành phố Kiev thất thủ và cơ bản Đông Âu bị thôn tính. Sau đó, đọi quân này tiếp tục tiến đánh Hungary, Ba Lan và Đức. Quân Đức tổ chức liên minh 3 vạn quân và bị đánh tan với việc khoảng 2,5 vạn bị giết mặc dù họ vẫn rêu rao giành thắng lợi. Mục tiêu chính của quân Mông Cổ khi đó là tấn công vào Hungary và đánh Ba Lan, Đức chỉ là nghi binh. Vua Be’la của Hungary tập hợp 5 vận quân tấn công lại quân Mông Cổ, đội quân này cũng bị quân Mông Cổ đánh tan như cách họ đánh tan quân Đức.
Cách họ đánh tan các đội quân châu Âu rất đơn giản, họ sẽ đánh 1 vài trận, giả thua chạy, nhưng chạy duy trì 1 khoảng cách để các kỹ sỹ châu âu đuổi phía sau và nằm ngoài tầm bắn của cung thủ. Họ sẽ chạy cho tới khi ngựa của các kỹ sỹ mệt và bộ binh, cung thủ bị bỏ lại xa sẽ quay lại đánh tan kỹ binh, sau đó sẽ tiếp tục diệt bộ binh và cung thủ. Thường họ sẽ chạy về vùng đấu bằng phẳng để kỹ binh Mông Cổ tổ chức đánh thuận lợi. Năm 1241, Oa Khoát Đài bang hà, và cả Sát Hợp Đài cũng qua đời, cả 4 người con của Thành Cát Tư Hãn đều mất và nổ ra cuộc chiến tranh vương vị của các người cháu Thành Cát Tư Hãn. Bạt Đô đã nhanh chóng rút quân khỏi Châu Âu quay về thủ phủ bên song Volga và chuẩn bị cho cuộc tranh giành ngôi báu với các người em là cháu của Thành Cát Tư Hãn mà cuộc tranh giành kéo dài tới 10 năm sau đó mới ngã ngũ.
7. Chiến tranh giữa các hoàng hậu
Trong giai đoạn chiến tranh tại Mông Cổ, đất nước phần lớn do các người phụ nữ quản lý triều đình và con trai út ở lại trông coi lêu trại của họ. Khi Oa Khát Đài đột ngột qua đời, vợ ông đã lên làm nhiếp chính quản lý đế chế Mông Cổ khoảng 10 năm. Trong giai đoạn này bà cố gắng cho con trai mình Quý Do được lên ngôi nhưng không thể thành công do sự phản đối của các thành viên hoàng tộc và các quan chức cũ. Dần dần à cũng thay thế họ bằng các tay chân của mình để đưa con trai lên được ngôi Khả hãn. Khi đó, 1 loạt vùng đất của các con Thành Cát Tư Hãn đều do các bà vợ của họ quản lý do các công chồng đều đã qua đời. Nhánh của Truật Xích tại Đông Âu cách xa nên tránh được bị khủng bố, nhánh của người con thứ 2 của Thành Cát Tư Hãn bị đàn áp dã man, nhánh người con út của ông do Sorkhokhatani tài giỏi đã né tránh được sung đột với Quý Do và tài tình đầu độc được Quý do để thoát khỏi nạn bị khủng bố.
Năm 1250, Sorkhokhtani, tổ chức buổi hốt lý đài tại vùng đất Thành Cát Tư Hãn ra đời, được sự ủng hộ của Hãn Bạt Đô – con trái Truật Xích bà đã đưa được con trai cả của mình là Mông Kha lên ngôi Khả hãn và nắm quyền năm 1251. Mông Kha sau đó đã tiến hành thanh tẩy mạnh triều đình, giết hầu hết những chi của con thứ 3 và con thứ 2 của Thành Cát Tư Hãn để củng cố quyền lực và liên minh với Bạt Đô là người thừa kế của con trai của Thành Cát Tư Hãn.
Sau đó ông tiến hành củng cố tài chính quốc gia, xử lý nợ đọng tiền giấy khi 2 đời Khả hãn cũ đã chi tiêu vô tội vạ và gây thâm hụt ngân sách lớn cho đế quốc. Sau khi chỉnh đốn xong, ông tiếp tục công cuộc còn dang dở của Thành Cát Tư Hãn là tiếp tục tấn công về phía Nam là nhà Tống và phía tây là thế giới Hồi giáo. Ông chia 2 cánh quân, 1 do người em tài giỏi của mình là Hút Liệt Cột dẫn quân tấn công các nước thế giới hồi giáo và thủ phụ của thế giới này là Baghdad (ngày nay thuộc Iraq), thành phố này chưa từng bị người ngoài công phá từ khi thế giới hồi giáo được thành lập (năm 762 thành phố được thành lập), các cuộc thập tự chinh của Kito giáo chỉ đi loanh quanh bên ngoài chứ không thể đi sâu vào thế giới hồi giáo. Sau nhiều thế kỷ, mãi 2003, quân đội Mỹ mới có thể đánh được thành phố này. Năm 1253, Húc Liệt Ngột cử quân thăm dò kỹ các tuyến đường và chuẩn bị cho chiến tranh, đầu tiên ông quyét sạch hội sát thủ (Assassins) là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong thế giới hồi giáo và Kito giáo khi đó khi họ dựa vào thuốc phiện, và các thú tiêu khiển để kiểm soát các sát thủ sẵn sàng hi sinh bản thân phục vụ lãnh tụ. Sau đó quân Hút Liệt Ngột kéo đến và tấn công Baghdad, các loại thuốc súng, dụng cụ công thành, được sử dụng thành thạo và người Mông Cổ đã phá được thành, người đứng đầu thành phố này vừa là vua vừa là lãnh tụ tôn giáo hồi giáo đầu hàng và bị xử tử sau đó vào năm 1258. Cuộc chinh phạt của Hút Liệt Ngột chỉ dừng lại khi họ bị nhóm quân của Sultan Ai Cập đánh bại và thế giới hồi giáo còn duy trì được ở 1 số vùng thuộc Ai Cập để trờ đợi sự phục hưng sau này. Phần đất Húc Liệt Ngột chiếm đóng trở thành Y Nhi Hãn Quốc khi ông ở lại đó thành lập quốc gia mà không quay lại Mông Cổ để tranh giành ngôi Khả Hãn.
Người em còn lại của Mông Kha là Hốt Tất Liệu lại lớn lên trong sung sướng, ở trong các tòa thành phía Nam và am hiểu tiếng Trung Quốc và có sự ưa thích lối sống người Trung Hoa. Ông được giao cánh quân tấn công nhà Tống, nhưng kinh nghiệm chiến trường non nớt nên ông không thể thành công đánh, sau đó Mông Kha trực tiếp chỉ huy quân đội tấn công nhà Tống và đột ngột qua đời. Hốt Tất Liệu kiểm soát lại cánh quân này và tự mở hốt lý đài để lên ngôi Khả Hãn, trong khi người em út của Mông Kha là A Lý Bất Ca được sự ủng hộ của hoàng gia Mông Cổ cũng mở hốt lý đài và tuyên bố là Khả hãn. 2 anh em đã có cuộc chiến tranh giành ngôi vị và tới năm 1264, A Lý Bất Ca đầu hàng Hốt Tất Liệt và ông chính thức là Khả Hãn của đế chế Mông Cổ. Nhưng thực tế ông chỉ kiểm soát phần Trung Quốc ngày nay, Triều tiên, và phía đông Mông Cổ. Còn khu vực châu Âu do Bạt Đô kiểm soát và thừa kế lại cho các con mình thành Kim Trước Hãn Quốc, những người Mông Cổ sống ở thảo nguyên thì do Hải Đô, cháu trai của Oa Khắc Đài kiểm soát. Mông Cổ tới đây về cơ bản đã bị phân liệt thành 4 quốc gia mặc dù trên danh nghĩa vẫn là 1 đế quốc.
III. Thế giới thức tỉnh: 1261-1962
8. Hãn Hốt Tất Liệt và đế chế Mông Cổ mới
Hốt Tất Liệt không có tài cầm quân đánh trận giỏi như người ông tài năng Thành Cát Tư Hãn của mình, nhưng ông lại rất giỏi trong chính trị và quan hệ ngoại giao. Di sản của ông để lại cho thế giới là 1 đất nước Trung Quốc thống nhất sau nhiều nghìn năm không thể thống nhất thành công. Sau thời ông, đất nước Trung Quốc cơ bản được hình thành rộng lớn như ngày này, điều mà từ xưa tới nay chưa có triều đình nào có thể làm được trong suốt mấy nghìn năm lịch sử Trung Hoa. Trước đây, họ gồm rất nhiều các đất nước khác nhau, nhưng trải qua cuộc chinh phục của Hốt Tất Liệt, nhà Kim, nhà Tống, và rất nhiều ác vương quốc nhỏ, cùng vùng Tây Tạng,… hợp lại nhờ các cuộc chinh phục của ông hợp thành.
Để biến mình không bị coi là ngoại bang bên ngoài, Hốt Tất Liệt đã biến ông trở thành người Trung Hoa hơn cả người Trung Hoa. Ông di chuyển kinh đô về Trung Đô hay Đại Đô mà ngày nay là Bắc Kinh. Cho xây dựng kinh đô lộng lẫy, nhưng vẫn xây dựng trung tâm kinh thành là khu tử cấm thành mang bản sắc Mông Cổ, như vẫn có trại ngựa giộng, vẫn sống trong các lều. Bên ngoài thì hoàn toàn giống người Trung Hoa, nhưng qua cánh cửa Tử Cấm Thành là phong cách Mông Cổ truyền thống. Ông ngay từ khi lên ngôi Khả Hãn đã lấy niên hiệu theo phong cách Trung Quốc là Chí Nguyên, nghĩa là khởi đầu hoàn hảo, và sau khi diệt Tống lấy niên hiệu Đại Nguyên – khởi đầu hoàn toàn, nguồn gốc vĩ đại, hay khởi đầu lớn.
Hốt Tất Liệt đã làm cho hình ảnh ông là đại diện cho thiên mệnh của trời, rằng ông mới là người thống nhất Trung Quốc, đem lại ấm lo hạnh phúc cải cách lớn cho các nước chứ không phải nhà Tống suy yếu trụy lạc. Dần dần ngoài áp lực quân sự, sự thẩm thấu văn hóa này đã giúp ông hoàn toàn thôn tính được nhà Tống và thống nhất Trung Quốc. Ông cũng thực hiện hàng loạt cải cách về tiền tệ, như phát hành tiền giấy, các bộ luật được giảm nhẹ hơn nhà Tống trước đây, sử dụng nhân tài mọi nơi, mọi tôn giáo khác nhau. Mông Cổ tiếp tục là đất nước có sự khoan dung lơn với các tôn giáo khác nhau thay vì thù hằn gay gắt như ở châu Âu hay thế giới hồi giáo lúc đó. Ông tập trung khuyến khích những thứ có đóng góp thực tế cho cuộc sống thay vì thơ ca nhạc họa, nhưng người Mông Cổ lại rất cổ vũ diễn kịch để tuyên truyền về văn hóa Mông Cổ. Hệ thống hành chính của Mông Cổ là 1 hệ thống tiên tiến mà mãi thế kỷ 20 người Trung Quốc mới áp dụng lại, họ sử dụng hội đồng để bàn bạc, và quan là làm thuê lấy lương chứ không phải hệ thống quan tự quyết định như các triều đại phong kiến khác. Sau khi nhà Nguyên suy yếu sụp đổ, chế độ này cũng bị bỏ đi trong lịch sử Trung Quốc.
Từ năm 1268, Hốt Tất Liệt đã bắt đầu để ý tới Nhật Bản, 1 hòn đảo gần Triều Tiên là nước phụ thuộc của Mông Cổ. Ông cử xứ giả sang yêu cầu đầu hàng nhưng đều bị người Nhật giết và rất tức giận. Năm 1274, sau khi thôn tính nhà Tống và sở hữu hạm đội của nhà Tống, ông tiến hành cho quân đi xâm chiếm Nhật Bản, cuộc đổ bộ ban đầu thành công đánh tan quân Nhật Bản, nhưng quân đội Mông Cổ lại lên thuyền mà không tiếp tục truy kích, có lẽ do chưa quen thuộc địa hình cần khảo sát địa hình, đúng lúc đó cơn bão ập đến và 2/3 quân số bị chết chìm trong bão. Nhưng ông vẫn tin là mình vẫn có thể chiếm đóng Nhật Bản. Năm 1279, ông tiếp tục sử dụng Triều Tiên làm hải cảng, đóng thuyền lớn và cho 3.500 tầu với 60.000 thủy thủ chở 100k lính tiếp tục đổ bộ vào Nhật Bản, nhưng đội quân chia 2 hướng, 1 từ Triều Tiên và 1 từ Trung Quốc tiến sang Nhật Bản, đội quân Triều Tiên đến trước nhưng quân số ít và đánh vài trận với người Nhật rồi lui quân đợi cánh quân từ TQ, cánh quân từ TQ lại đi lạc đường và khi tới nơi bệnh dịch và lại gặp 1 trận bão lớn vào tháng 8 và thiệt hại thảm bại. Sau 2 lần gặp bất lợi gặp bão, Hốt Tất Liệt không trở lại xâm chiếm Nhật Bản nữa. Ông tiếp tục ngắm tới các đất nước Đông Nam Á, nơi tiếp giáp với Trung Quốc như Myanmar, An Nam, Lào. Hầu hết các nước này công nhận là Nguyên là thiên quốc và cống nạp cho họ dù chỉ là hình thức. Trong trận chiến tại đảo Java (Indonesia) ngày nay, ban đầu quân Mông Cổ đánh tan và giết được vua nước này, nhưng vua mới lên lại trá hàng và giết sạch quân Mông Cổ khi họ không đề phòng. Sau các trận chiến này, về cơ bản quân Mông Cổ dừng việc xâm chiếm. Lãnh thổ của họ cơ bản tới cực hạn. Đế chế của họ phía Đông tới Triều Tiên, phía tây nam tới Ai Cập, phía tây bắc tới Ba Lan, Hungary.
Cuộc sống Hoàng Đế Trung Hoa của Hốt Tất Liệt rất xa hoa như các hoàng đế Trung Hoa khác, và điều rang của Thành Cát Tư Hãn đã nhiều điều bị ông bỏ qua. Mặc dù đế chế Mông Cổ còn kéo dài thêm 1 thế kỷ nữa, nhưng ngay từ lúc đó, chỉ sau 3 thế hệ từ khi đế chế ra đời, nó đã đi lạc hướng so với ban đầu của Thành Cát Tư Hãn.
9. Ánh dương hoàng kim của họ
Sự chấm dứt chinh phục mở rộng bờ cõi đã giúp Mông Cổ tập trung vào điều họ làm tốt nhất mang lại cho thế giới là giao thương giữa các khu vực. Trước đây các đất nước Á – Âu hầu như không có quan hệ giao thương mà chủ yếu nếu có là từ Trung Quốc tới khu vực Ả Rập. Nhưng từ cuộc chinh phúc Châu Âu và thế giới Ả Rập, con đường giao thương 3 khu vực lớn này được khơi thông và người châu Âu trước đây ở đêm dài Trung Cổ sau khi La Mã sụp đổ đã dần thay đổi và họ học hỏi được rất nhiều điều từ đế chế Mông Cổ để có thể có sự phục hưng mạnh mẽ sau đó. Họ học được 3 thứ tạo ra sự thay đổi thế giới là thuốc súng, la bàn và in. Đây đều là các sản phẩm của phương đông tạo ra sự thay đổi lớn này và được truyền bá vào châu âu. Rất nhiều kỹ nghệ tiên tiến được Mông Cổ lấy từ các nước Ả Rập nơi phát triển nhất khi đó và Trung Quốc để đem đi trao đổi khắp nơi. Trung Quốc cũng là nước được hưởng lợi bên cạnh Châu Âu là những người có lợi nhất khi Mông Cổ khởi thông tuyến đường thương mại Á Âu, khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục thế giới Ả Rập đã làm khu vực chế tạo ở đây suy sụp do ông bắt thợ có tay nghề về Mông Cổ, còn khi cháu ông Hốt Tất Liệt chinh phục nhà Tống đã không làm suy yếu nghề chế tạo và tạo ra cơ hội cho Trung Hoa trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu và bắt đầu xuất đi hàng hóa tới các khu vực khác. Người Mông Cổ nhận ra hàng hóa ở nơi này giá trị rất thấp, nhưng lại là đặc sản vô cùng có giá trị ở nơi khác, họ đã chuyển mình từ 1 đế chế chinh phục bằng vũ lực, chiến tranh trở thành Tập đoàn Mông Cổ kinh doanh toàn cầu. Sự chấp nhận đa dạng văn hóa, chủng tộc, tôn giáo khác nhau và đối xử bình đẳng của họ chính là tiêu chuẩn ngày nay của thế giới văn minh hiện đại. Nền văn hóa toàn cầu này tiếp tục phát triển suốt 1 thời gian dài sau khi truyền đại Nguyên Mông sụp đổ, và nhờ sự phát triển liên tục trong nhiều thế kỷ sau này, nó trở thành nền tảng cho hệ thống thế giới hiện đại, nhấn mạnh vào những điều Mông Cổ coi trọng như giao thương tự do, liên lạc rộng mở, chia sẻ tri thức, chính trị tách rời tôn giáo, các tôn giáo song song tồn tại, luật quốc tế và sự miễn trừ ngoại giao.
10. Đế chế ảo ảnh
Sau khi Hốt Tất Liệt qua đời, đế chế của ông rơi vào khủng hoảng với ác vụ ám sát, thanh trừng nội bộ, cướp ngôi liên tục giữa các thành viên trong hoàng tộc và dần suy yếu. Vào khoảng năm 1332, dịch hạch bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng qua con đường thông thương từ Trung Quốc – Tây Á – Châu Âu bùng phát khắp các châu lục lúc đó và làm dân số thế giới suy giảm trầm trọng từ khoảng 450 triệu người về khoảng 350-370 triệu. Các khu vực đều đóng cửa với nhau và giao thương bị đình đốn. Các khu vực mất liên lạc với nhau và nguồn thu từ giao thương của đế chế Mông Cổ sụp đổ. Các vùng đất tại Nga và Ba Tư cũ thì các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn cải đạo sang hồi giáo, rồi kết hôn và đồng hóa dần với người dân địa phương để duy trì cai trị thêm nhiều thế kỷ. Các hậu duệ tại Ấn Độ cũng duy trì được tới khi bị Anh đánh bại. Còn các hậu duệ của Hốt Tất Liệt tại Trung Quốc lại làm ngược lại, họ lại thay đổi chính sách của Hốt Tất Liệt khi tách rời văn hóa hoàng tộc khỏi văn hóa Trung Hoa, đàn áp người dân mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chính quyền mất kiểm soát về nạn dịch hạch, tiền giấy lạm phát và trở lên vô giá trị tạo ra khủng hoảng tài chính và y tế. Các cuộc nổi dậy nổ ra khắp nơi và Chu Nguyên Chương đã thành công lật đổ triều Nguyên và lập ra nhà Minh. Các con cháu Hốt Tất Liệt nhanh chóng chạy về Mông Cổ và kết thúc hơn 100 năm chiếm đóng Trung Hoa. Nhà Minh sau đó đã tiến hành thanh tẩy nét văn hóa Mông Cổ trong người dân Trung Hoa và phá bỏ các quy định về thông thương mà người Mông Cổ xây dựng, quay về với lối văn hóa bảo thủ nông nghiệp, thủ công nghiệp nội địa, quay lại với Khổng giáo thay vì đa dạng tôn giáo, văn hóa của người Mông Cổ.
Tại Trung Á, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau đó xuất hiện Thiết Mộc Nhi, cũng trở thành 1 nhà chinh phục khi cố gắng xây dựng lại đế chế Mông Cổ khi chiếm được các khu vực từ Ấn Độ tới Địa Trung Hải, nhưng ông này rất khát máu và bạo lực. Sau thời Thiết Mộc Nhi, người châu Âu coi Thành Cát Tư Hãn và quân Mông Cổ là những kẻ khát máu bạo tàn, là hiện thân của quỷ dữ. Các nhà khoa học châu Âu thời kỳ phục hưng đã phân loại các khái niệm phân biệt chủng tộc đề cao người gốc châu Âu, coi người Châu Á giống tinh tinh, là những kẻ chưa được khai hóa, dị giáo, man rợi, cướp bóc,… và sau khi cách mạng công nghiệp, họ đi chiếm đóng các nước châu Á với khái niệm khai sáng cho khu vực này làm vỏ bọc cho các cuộc xâm lượn của họ tại đây. Đất nước Mông Cổ cũng được đặc biệt quan tâm khi Nga và Trung Quốc chiếm đóng và diệt hết dòng dõi của Thành Cát Tư Hãn còn lại tại Mông Cổ và gần đây hình ảnh ông mới được phục hồi khi Liên Xô sụp đổ.
Lời kết
Thành Cát Tư Hãn đã kiến tạo đế chế bộ lạc vĩ đại cuối cùng trong lịch sử thế giới. Ông đã đi từ 1 bộ lạc bé nhỏ, thống nhất lại và hình thành 1 quốc gia du mục, 1 đế chế. Nhưng sau cùng, văn minh định cư vẫn chiến thắng nền văn minh du mục. Dù vậy, ông đã đóng góp vào việc đinh hình thế giới thông thương, liên lạc và các quốc gia lớn phi tôn giáo hiện đại nhiều hơn bất kỳ cá nhân nào khác. Ông là con người hoàn toàn hiện đại trong phong cách chiến tranh lưu động và chuyên nghiệp, cũng như cam kết của ông với buôn bán toàn cầu và luật phi tôn giáo quốc tế. Quân đội Mông Cổ phá hủy tính riêng biệt của các nền văn minh quanh chúng bằng cách đập bỏ các bức tường thành tách biệt các nền văn minh này với nhau, và thắt các nền văn hóa lại.